Một vài ý cá nhân trước khi đi vào bài viết chi tiết :
1. Mình viết bài này nhằm tự nhắc nhở cá nhân mình nếu sau này mình có làm quản lý.
2. Bài viết này có thể đúng có thể sai tùy theo cảm nhận của từng người, nhưng với mình là đúng.
3. Bài viết này không vì lợi ích lợi nhuận, chia sẻ miễn phí.
4. Trong bài viết có vài hình ảnh mình mượn từ Internet, nếu có vi phạm điều gì vui lòng cho mình biết sớm.
5. Nếu các bạn thấy điều mình chia sẻ là có ích thì vui lòng đừng copy, hãy share và có dẫn nguồn từ blog của mình.
6. Bài viết này được trích dẫn từ internet:
http://daotaotinhhoa.wordpress.com/2009/07/25/tranh-di-vao-l%E1%BB%91i-mon-micro-management/
—————————————————————————————————————-
Nhà quản lý – Tránh đi vào lối mòn micro management
Để giúp nhân viên của bạn phát triển cùng với năng lực của họ.
Bạn vừa giao một công việc quan trọng cho một nhân viên tài năng, và cho anh ấy/cô ấy một deadline rõ ràng. Bạn sẽ xử sự thế nào với anh ta (hãy trả lời một cách thành thật với chính bản thân mình) :
- Để anh ta tự do, chỉ cần kiểm tra tại một số thời điểm được bạn xác định trước
- Thường xuyên gặp mặt, hoặc email để kiểm tra tình hình công việc của anh ta, nếu có trục trặc gì, bạn có thể xử lý được.
Nếu bạn chọn cách 2, có thể bạn đã là một micro-manager, là những người không thể bỏ qua các chi tiết nhỏ.
Micromanager, có thể xem là người theo chủ nghĩa hoàn hảo (perfectinalism) đến nỗi họ quan tâm đến các chi tiết nhỏ của từng công việc. Nguyên nhân là có thể họ thích quản lý (một cách quá mức), hoặc họ muốn điều tốt cho những người xung quanh mình. Bạn có thể liên tưởng một micomanager với một người mẹ kỹ tính: họ quá lo lắng cho con mình đến nôi họ không dám cho con mình ra khỏi nhà. Micromanager quá lo lắng cho công việc, và nhân viên, đến nỗi họ không để bất cứ rủi ro gì xuất hiện (dù là nhỏ)
Mỉcromanager sẽ luôn đảm bảo mọi thứ đều “sạch sẽ, ngăn nắp”, và họ không bao giờ cung cấp đủ “không gian” để các nhân viên dưới quyền “vươn mình”. Sau một thời gian, sự tự tin của nhân viên sẽ suy giảm, họ sợ hãi khi có bất kì bất trắc gì xảy ra trong công việc, bởi vì trước đây micromanager đã xử lý hết các bất trắc đó cho họ. Những nhân viên giỏi và tự tin thì sẽ không làm việc với micromanager được lâu, vì họ chẳng thể nào chịu nổi ông sếp hàng ngày cứ hỏi những câu hỏi kiểm tra kiểu như “anh làm đến đâu rồi?”.
Các biểu hiện của Micromanagement
- Luôn luôn ôm việc, không muốn giao việc cho bất kì anh. Câu họ hay nói là “thà mình tự làm còn nhanh hơn và tốt hơn”.
- Theo dõi quá sát các project của người khác (mà họ không phụ trách)
- Khi đưa ra feedback, luôn bắt đầu từ các feedback nhỏ nhặt, thay vì nhìn vào bức tranh toàn cảnh
- Khi thấy công việc đã giao có một số sai sót, họ (manager) “lấy lại” công việc và tự mình thực hiện, trước khi deadline của công việc đó đến
- Luôn bảo rằng mọi người hãy hỏi ý kiến của mình trước khi đi đến quyết định cuối cùng.
Micromanagement là tốt hay xấu?
Kết quả công việc dưới sự quản lý của Micromanager luôn tốt, sai sót ít xảy ra, chất lượng được đảm bảo, và thời hạn hoàn thành luôn được thỏa mãn. Vậy tại sao bạn nên tránh micromanagement?Các micromanager thường hay phản biện cho mình bằng cách sau: họ giao cho nhân viên một công việc, bỏ đi và chỉ quay lại vào thời hạn hoàn thành. Khi quay lại và thấy công việc thực hiện không đúng 100% theo ý mình ( đố ai làm được 100% theo ý sếp), Micromanager liền đi đến kết luận “nếu không có sự giúp đỡ của anh ta, chẳng có công việc nào được kết thúc tốt đẹp”.
Micromanager ngăn cản không cho nhân viên của mình đưa ra quyết định và tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình, nhưng chính sự tự đưa ra quyết định mới có thể làm cho con người phát triển. Manager tốt luôn phát triển nhân viên của mình bằng cách cho họ cơ hội để thể hiện, Micromanager – ngược lại- lại lấy đi những cơ hội đó.
Nhân viên dần dần sẽ mất đi năng lực và sự tự tin của mình. Khi team còn nhỏ (dưới 5 người), lượng công việc ít, một mình micromanager (với tài năng của mình) có thể cáng đáng công việc của toàn team. Nhưng đến lúc team phát triển với khối lượng công việc nhiều hơn, khi một mình micromanager không có đủ thời gian và các nhân viên dưới quyền không có đủ năng lực, bạn sẽ thấy mọi thứ bắt đầu rối tung.
Làm sao để tránh lối mòn micromanagement?
- Dành cho Micromanager:Đừng tránh trở thành Mỉcromanager bằng việc bạn để nhân viên của mình lo hết mọi thứ và chỉ quay lại với họ lúc deadline để xem kết quả. Lúc đó bạn và nhân viên sẽ không có cơ hội để xoay chuyển tình thế.
Hãy bố trí gặp họ một số lần ở giữa deadline, nắm tình hình để hỗ trợ trước khi quá muộn. Nên nhớ 2 tiêu chí khi xác định thời điểm kiểm tra là (1) không quá nhiều nhiều và (2) nên được định trước (tốt nhất là lúc giao việc). Số lần kiểm tra tùy thuộc vào sự tự tin và khả năng của nhân viên tương quan với với độ phức tạp của công việc. Hãy thảo luận với nhân viên để có số lần phù hợp.
- Dành cho “nạn nhân” của Micromanager”Bạn đang rất bị động dưới quyền một Micromanager, hãy thực hiện những điều sau:
- Nhắc nhở sếp đưa cho bạn các thông tin đầy đủ ngay từ đầu, và thống nhất trước các thời điểm kiểm tra
- Tự nguyện làm các công việc mà bạn thấy tự tin là mình làm tốt,
- Thường xuyên báo cáo tiến độ công việc cho sếp của bạn: cách tốt nhất ngăn ông ta không theo bạn hàng ngày để hỏi
- Xem như bạn đang giúp đỡ sếp của mình: ai cũng có lỗi và có quyền được phát triển. Sếp của bạn đã giúp bạn nhiều, tại sao bạn không giúp ông ta thoát khỏi Micromanagement.
Trân trọng,.
Baonl
Leave a Reply