
* Cảnh báo vài ý trước khi vào nội dung chính mình cần chia sẻ :
- 1. Bài viết này mang tính chất là dành cho cá nhân để lưu trữ kiến thức cũng như kinh nghiệm bản thân đã trải qua. || This article is intended for individuals to store knowledge as well as personal experiences.
- 2. Bài viết chia sẻ phi lợi nhuân. || Post sharing non-profit.
- 3. Bài viết có thể làm vài bạn sẽ biểu môi rằng đơn giản thế này ai chẳng biết, post lên làm gì ==> thì nhìn lại mục “1” nhé. || The article can do some of you will demonstrate that this simple one does not know, what to post ==> then look at the “1” section.
- 4. Bài viết có lấy hình ảnh và một vài nội dung trên internet, nên nếu có gì vi phạm, cảm phiền các bạn báo lại giúp mình. || The article has taken pictures and some content on the internet, so if something breaks, please report it for me
Tất cả những gì được nêu trong bài Network Basic Part 1 rốt cuộc chỉ là để phục vụ cho việc người dùng chia sẻ tài nguyên trên mạng một cách thuận tiện và dễ dàng nhất. Vậy Chia sẻ như thế nào ? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu
1. Chức năng chia sẻ tài nguyên mạng
– Trước hết chúng ta cần nắm Kết nối mạng là cho phép người sử dụng chia sẻ hiệu quả dữ liệu và các tài nguyên trên không gian mạng.
– Tất cả chúng ta ai chẳng đã từng chơi qua game online hoặc game offline ( kết nối mạng nối bộ ) thì đó cũng gọi là một dạng chia sẻ tài nguyên và dữ liệu mạng. Thuật ngữ chuyên ngành hơn là “Dữ liệu và các ứng dụng” thông qua đó người dùng có thể cùng một lúc tham gia vào một ứng dụng mạng. Điển hình như Game cũng là một ứng dụng mạng, Sharefile giữa các máy tính với nhau cũng là một ứng dụng mạng.
– Tấm hình bên dưới là một dạng chia sẻ dữ liệu và ứng dụng – Game online. Trong cùng một thời điểm thì có rất nhiều người truy cập vào cùng một máy chủ Game Online và cùng chơi với nhau.

– Ngoài ra trong môi trường làm việc để hạn chế về mặt phát sinh chi phí thì sẽ có những dạng “Chia sẻ tài nguyên phần cứng”, một ví dụ điển hình mà ai cũng gặp đó chính là chia sẻ máy in trong văn phòng thông qua các server máy in ( hay còn được gọi là Print Server ). Như bên dưới thì các máy tính sẽ kết nối tới một máy in mà thôi.

– Khi làm việc để thống nhất dữ liệu cũng như đồng bộ hóa dữ liệu làm việc một cách xuyên suốt không bị gián đoạn thì có dạng “Chia sẻ hệ thống lưu trữ và backup dữ liệu” ở đây có nghĩa là văn phòng / công ty bạn xây dựng lên một hệ thống gồm các máy chủ lưu trữ tập trung, cho phép các bộ phận nghiệp vụ có thể tiếp cận thông tin dữ liệu nhanh nhất, và giúp cho việc quản trị tốt cơ sở dữ liệu của Doanh Nghiệp.

2. Các ứng dụng người dùng :
Có rất nhiều ứng dụng người dùng thực hiện thông qua kết nối Mạng.Ví dụ như :IDM – ứng dụng dùng để download phần mềm, phim, nhạc, v.v… ( lưu ý sử dụng bản quyền ủng hộ tác giả nhé các bạn )MISA – ứng dụng kế toán dành cho các bạn đang làm việc liên quan tới sổ sách này nọ
Tuy nhiên tất cả các ứng dụng trên không phải là ứng dụng mà mình đang muốn nói tới. Các bạn phải hiểu như sau :
– Ứng dụng phần mềm ( hay còn gọi là software ) thì nó chính là IDM chính là MISA như mình nêu bên trên.- Ứng dụng mạng người dùng ở đây phải kể tới như Email ( POP3/IMAP ), Truy cập Web ( HTTP/HTTPS ), IM, FTP, TFTP v.v…. rất nhiều ứng dụng, thì ở đây trong khuôn khổ chương trình CCNA thì khi nói tới ứng dụng mạng chính là nói tới những ứng dụng tương tự như mình kể bên trên.
– Các ứng dụng mạng có thể chia thành các thành phần hoặc là các loại như sau :
a. Các ứng dụng truyền file : ( như hình 1 bên dưới ) dạng truyền file này do người dùng khởi tạo nên nhưng sẽ được thực hiện và hoàn tất bởi sự tương tác giữa các thiết bị với nhau mà không cần có thêm bất cứ sự tương tác nào khác từ người sử dụng. Đây là một dạng tường tác giữa thiết bị với thiết bị.

Dạng ứng dụng này không cần quá nhanh, chỉ cần đảm bảo truyền nhận giữa 2 thiết bị không có sai sót hoặc mất gói tin là được.
b. Các ứng dụng tương tác ( Interactive Applications – Hình 2) các hoạt động có thể kể tới liên quan tới ứng dụng này này như là hoạt động cập nhật Cơ Sở Dữ Liệu hay Truy Vấn một dữ liệu nào đó trên hệ thống máy chủ, và do người dùng yêu cầu. Lúc này máy chủ phải phản hồi lại thông tin mà người dùng yêu cầu. Còn người dùng phải chờ hồi đáp trả về từ máy chủ.

Dạng này ứng dụng này do các người trực tiếp tác động nên một phần nào đó phải có độ phản hồi nhanh, Để đáp ứng được yêu cầu của người dùng đang tương tác.
c. Các ứng dụng thời gian thực ( Real time application – Hình 3 ) ở đây với các ứng dụng mà dân văn phòng chẳng ai không biết cả như là VoIP hoặc LiveSteam.

Dạng ứng dụng này thì do người dùng tường tác trực tiếp với nhau theo thời gian thực thông qua các cuộc gọi điện thoại IP hoặc hội nghị trực tuyến thông qua kết nối mạng nên yêu cầu đường truyền phải nhanh và có độ chính xác cao, có độ trễ thấp để đảm bảo thông tin được truyền đi.
Vậy đặc tính của mạng cần phải như thế nào ? chúng ta sẽ tiếp tục ngay bên dưới.
3. Các đặc tính kỹ thuật của một mạng
– Khi đề cập tới mạng thì người ta thường sẽ xem xét các vấn đề như sau :
– Mình có một ví dụ : các bạn chẳng ai lạ thì với VNPT, Viettel, FPT Telecom cả nhỉ, vâng đây chính là những nhà cung cấp dịch vụ internet mà nhà nhà đang xài, Doanh nghiệp công ty cũng xài. Vậy các bạn sẽ thường thấy các nhà mạng ( ISP ) cung cấp thông tin như 20mb/s hoặc 40mb/s, thông số đó cho bạn được gì ?

– Xin trả lời các bạn rằng thông số đó cho các bạn biết được tốc độ truyền dẫn của kết nối mạng mà bạn sẽ đăng ký. Nhưng xin lưu ý chỗ này, nếu các bạn nghĩ rằng 20mb/s là 20 megabyte trên 1 giây thì sai nhé.
+ mb/s là : megabits / 1 giây
+ MB/s mới là : megabyte / 1 giây
+ mà một 1 byte = 8bits nhé.
Nên tuy các ISP giới thiệu tốc độ là 20mb/s, rồi 40mb/s nhưng các bạn download thì cao lắm cũng 2MB/s mà thôi nhé.
– Vậy tốc độ ( Speed ) – tốc độ mạng cho biết kết nối mạng mà bạn đăng ký nhanh tới đâu trong hoạt động truyền dẫn dữ liệu. Tốc độ mạng được do chính xác bằng đơn bị bps ( bit per second – số biest dữ liệu có thể truyền tải trong 1 giây )
– Ngoài ra thì các bạn cũng hiểu ở tại Việt Nam thì ông bà hay có câu là tiền nào của đó. Nên Chi Phí ( Cost ) để xây dựng mạng, vận hành mạng, cũng phải được tính tới.
– Một kết nối mạng thì cần đảm bảo tính bảo mật trong kết nối mạng, mà đa số là phải đáp ứng các quy trình quy định, và đặc biệt cần phải quan tâm tới chính sách về con người.
– Kết nối mạng cần phải liên tục và lươn đảm bảo truy nhập và truyền dữ liệu qua mạng, thì đó chính là tính sẵn sàng của mạng ( Availability ) Nếu là một doanh nghiệp thì các bạn phải luôn tính toán làm sao mà hạ tầng mạng có thời gian downtime là thấp nhất thì lúc đó kết nối của phải sẽ thông suốt và trơn tru.
– Giống như việc bạn nhận thư tay thông qua bưu điện, các bạn sẽ rất mong muốn thư tới tay mình phải còn nguyên vẹn, thông tin phải đầy đủ và không mất mát thì một kết nối mạng sẽ phải đáp ứng được. Người ta còn hay gọi là tính tin cậy của kết nối mạng, chính là khả năng truyền dữ liệu ít gây lỗi nhất có thể, đảm bảo được chất lượng gói tin khi truyền dữ liệu.
– Khi nói tới kết nối mạng thì người quản trị hạ tầng mạng ( Network Administrator ) cần phải thể hiện ra một sơ đồ cho biết cách thức kết nối giữa các thiết bị với nhau, cũng như hướng di chuyển của các luồng thông tin dữ liệu trên hạ tầng mạng do mình quản lý.
Tóm lại các đặc tính cần có trên một kết nối mạng như sau :
* Speed
* Cost
* Security
* Availability
* Reliability
* Topology
Vậy trong chương trình mạng cơ bản thì sẽ chủ yếu tập trung vào Sơ đồ mạng, cũng như luồng dữ liệu sẽ di chuyển trong hạ tầng thế nào. Một người quản trị mạng, một người làm công việc liên quan tới kết nối mạng nhưng không đọc được sơ đồ thì xem như chưa phải là một người quản trị mạng đúng nghĩa.
Trong bài tới mình sẽ tiếp cận tới sơ đồ và sẽ cấu hình mẫu trên thiết bị Cisco.
🙂

Cảm ơn bài viết của anh, mong anh chia sẻ thêm nhiều kinh nghiệm cho người mới bắt đầu.
<3 sẽ cố gắng nhiều bài thêm để mọi người tham khảo !!!