* Cảnh báo vài ý trước khi vào nội dung chính mình cần chia sẻ :
- 1. Bài viết này mang tính chất là dành cho cá nhân để lưu trữ kiến thức cũng như kinh nghiệm bản thân đã trải qua. || This article is intended for individuals to store knowledge as well as personal experiences.
- 2. Bài viết chia sẻ phi lợi nhuân. || Post sharing non-profit.
- 3. Bài viết có thể làm vài bạn sẽ biểu môi rằng đơn giản thế này ai chẳng biết, post lên làm gì ==> thì nhìn lại mục “1” nhé. || The article can do some of you will demonstrate that this simple one does not know, what to post ==> then look at the “1” section.
- 4. Bài viết có lấy hình ảnh và một vài nội dung trên internet, nên nếu có gì vi phạm, cảm phiền các bạn báo lại giúp mình. || The article has taken pictures and some content on the internet, so if something breaks, please report it for me
Trước khi bạn bắt đầu chương trình tìm hiểu về kết nối mạng, hạ tầng mạng, các phương thức kết nối cũng như những nội dung liên quan trong chương trình đào tạo CCNA thì phải hiểu căn bản về thứ mà bạn đang học đang tìm hiểu đã nhé.
1. Chứng chỉ CCNA là gì ?
– Chứng chỉ CCNA (Cisco Certified Network Associate) là một chứng chỉ nghề cơ bản về công nghệ mạng do hãng Cisco System có trụ sở đóng tại Mỹ cấp và được công nhận trên 150 nước toàn thế giới. Theo một nghiên cứu của tạp chí Certification Magazine vào năm 2003 thì CCNA được coi là chứng chỉ tốt nhất trong danh sách 10 chứng chỉ nghề nghiệp hàng đầu thế giới. Người có chứng chỉ này được hiểu là đã có kiến thức cơ bản và toàn diện về các công nghệ mạng cũng như kỹ năng thực hành.
2. Vậy tại sao chứng chỉ CCNA lại uy tín như vậy?
– Theo đánh giá từ các tổ chức trung lập như Gartner, và theo nhu cầu của doanh nghiệp cũng như bản thân Cisco cũng là đơn vị đi đầu trong mảng huấn luyện/học tập về mảng Networking
Như hình bên trên chúng ta có thể thấy rõ là Cisco liên tục thuộc top Leader nhiều năm liền.
Và việc dễ tiếp cận, tài liệu rõ ràng cũng giúp cho những người muốn tìm hiểu dễ tiếp cận hơn.
3. Vậy thế nào là mạng căn bản ? hay mạng căn bản là gì ?
3.1 Mạng là gì ?
Ở đây định nghĩa mạng là một tập hợp các thiết bị truyền dữ liệu và các hệ thống đầu cuối ( như các máy tính, server,….. ) được kết nối với nhau để có thể truyền thông được với nhau.
Một mạng có thể truyền tải qua nó nhiều loại dữ liệu khác nhau từ nhiều ứng dụng khác nhau.
Trên thế giới hiện tại mạng có quy mô lớn nhất chính là mạng Internet toàn cầu.
Ví dụ mạng như hình bên trên như sau :
– 1 người dùng tại nhà truy cập mạng thông qua một kết nối internet
– 1 người dùng di dộng đang sử dụng laptop, smartphone, máy tính bảng…… Thông qua kết nối wifi để vào internet
– Doanh nghiệp kết nối mạng để chia sẻ thông tin và vận hành các công việc của mình.
Tất cả các kết nối đó đều có thể đáp ứng được nhờ vào mạng. Vậy làm thế nào có thể kết nối mạng được, các thành phần nào phục vụ cho những việc nêu bên trên ? Ta cùng tìm hiểu tiếp bên dưới.
3.2 – Một thành phần mạng cơ bản nhất có thể bao gồm một số thành phần như sau :
Vậy hình bên trên cung cấp cho các bạn thông tin nào ?
1. Các PC đầu cuối: là các máy tính cá nhân hoạt động như là các điểm truy nhập đầu cuối, gửi và nhận dữ liệu về cho người dùng
Mỗi kết nối được tạo thành từ một số thành phần để cho phép truyền dữ liệu từ thiết bị này đến thiết bị kia. Một số thành phần cơ bản của một kết nối :
2. Card mạng (NIC – Network interface Card): chuyển dữ liệu được ra bởi các ứng dụng trên PC thành định dạng có thể truyền đi được trên kết nối mạng. Bên cạnh Card mạng có dây, PC cũng có thể sử dụng card mạng không dây để truyền/ nhận dữ liệu Wifi
3. Phương tiện truyền dẫn (Network Media): như cable mạng hoặc sóng không dây cho phép truyền đi các tín hiệu từ một thiết bị này đến một thiết bị khác.
4. Các đấu nối (Connector): kết nối một đường truyền có dây, cho phép giao tiếp giữa đường truyền với NIC card của PC. Loại đầu nối được sử dụng rộng rãi nhất trong các mạng máy tính nội bộ ( LAN – Local Area Network ) ngày nay là các đầu nối RJ45.
5. Switch (SW): các thiết bị đầu cuối như PC sẽ được kết nối về một thiết bị tập trung có tên gọi là SW, SW là một thiết bị chuyển mạch chuyên dụng sử dụng trong kiến trúc mạng LAN phổ biến ngày nay là Ethernet LAN ( sẽ đề cập với các bạn sinh viên sau )
6. Router (R): Các SW đến lượt chúng lại được kết nối về một thiết bị tập trung có trên gọi là Router, Router – bộ định tuyến là thiết bị cho phép tìm đường đi tối ưu trên mạng, cho phép các thiết bị đầu cuối có thể truy nhập internet và cso thể cung cấp nhiều loại hình dịch vụ mạng khác.
Tất cả các phần trên sẽ có thể giúp bạn kết nối mạng được với bất cứ ai, với bất cứ đâu mà bạn muốn. Thế giới mạng đang hiện ra trước mắt các bạn.
🙂
Do bài viết đã dài nên mình sẽ tạm dừng ở đây.
Vậy về cơ bản là các bạn biết về Mạng, kết nối mạng, thành phần kết nối mạng theo như bài viết này. Phần Network Basic sẽ còn tiếp tục trong các bài viết tiếp theo.
[…] cả những gì được nêu trong bài Network Basic Part 1 rốt cuộc chỉ là để phục vụ cho việc người dùng chia sẻ tài nguyên trên […]